Ngành logistics thi khối nào? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Logistics là một ngành học đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại hội nhập, vì thế Với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế như hiện nay, rất nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn xét tuyển ngành Logistics. Vậy ngành Logistics thi khối nào? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ngành logistics thi khối nào?

Logistics là một trong những lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong thời kỳ kinh tế hiện đại. Đây được xem như hệ thống huyết mạch của hoạt động thương mại và sản xuất.

Hiện nay, Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh, sinh viên. Ngành học này đào tạo sinh viên về kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý, điều hành quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa hiệu quả từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Ngành logistics thi khối nào?

Ngành Logistics học khối nào? Là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm khi muốn theo học ngành này. Mỗi trường đại học sẽ tổ hợp xét tuyển riêng cho từng ngành, để rõ hơn về “ngành logistics thi khối nào?” các bạn nên truy cập trang web chính thức của trường mà mình dự định xét tuyển. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Logistics sẽ xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và học bạ cấp 3 với các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, Anh, Khoa học tự nhiên)

Ngành Logistics thi khối gì? Các bạn đã có câu trả lời chưa? Nếu bạn học tốt các  môn khoa học tự nhiên, bạn có thể lựa chọn tổ hợp khối A00 hoặc A1. Nếu bạn có thế mạnh ở các môn văn hóa, xã hội bạn có thể lựa chọn tổ hợp môn C00, D01.

Học Logistics ra làm gì?

Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có gần 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong đó có hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Dự tính nhu cầu tuyển dụng việc làm logistics Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội TPHCM sẽ tăng cao, bởi trong tương lai các doanh nghiệp này cần khoảng 200.000 nhân lực.

Học Logistics ra làm gì?

Mặc dù ngành logistics đang phát triển mạnh mẽ và thu hút người học bởi sự hấp dẫn của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt hết cơ hội việc làm của ngành. Với tấm bằng cử nhân ngành logistic cùng nền tảng kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo, bạn có cơ hội ứng tuyển các vị trí việc làm như:

  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên kinh doanh logistic
  • Nhân viên cảng
  • Nhân viên vận hành kho
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Chuyên viên thu mua
  • Nhân viên hiện trường logistic
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên tư vấn logistics
  • Chuyên viên kiểm kê hàng hóa chứng từ

Về sự nghiệp lâu dài, tùy vào năng lực và kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, nhà quản trị logistics hay giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…

Yêu cầu cần có để theo học ngành Logistics là gì? 

Ngành Logistics thi khối nào? Yêu cầu cần có để theo học ngành Logistics là gì? Để thành công trong ngành Logistics, các nhà tuyển dụng thường đưa ra yêu cầu cơ bản về kỹ năng và chuyên môn cụ thể cho từng vị trí. Dưới đây là một số yếu tố căn bản mà các chuyên viên Logistics cần có.

Yêu cầu cần có để theo học ngành Logistics là gì? 

Chịu áp lực công việc tốt

Thời gian làm việc không cố định cộng với việc phải tương tác thường xuyên với khách hàng, đối tác khiến nhiều người đối mặt với áp lực không nhỏ. Đặc biệt vào những mùa cao điểm, số lượng hàng hóa cần được lưu thông nhiều hơn. Để làm việc tốt công việc trong ngành đòi hỏi bạn cần có khả năng chịu được áp lực công việc tốt.

Kỹ tính và cẩn thận

Do tính chất đặc thù của công việc đòi hỏi bạn phải cẩn thận, tỉ mỉ và chấp hành kỷ luật tốt. Mỗi khâu trong lĩnh vực logistics cần tuân thủ đúng quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng mới có thể vận hành hiệu quả.

Thoải mái với sự ổn định

Ngành Logistics chắc chắn không phù hợp với những ai có tâm hồn nghệ sĩ thích bay bổng. Tính chất của công việc Logistics là có ít sự biến động hay nói cách khác là lặp đi lặp lại hàng ngày.

Mức lương việc làm logistics bao nhiêu?

Mức lương trong ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng biến động tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin từ thị trường việc làm Đà Nẵng mới nhất cho thấy:

  • Đối với các vị trí mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động từ 5 – 9 triệu/tháng.
  • Khi có 1-3 năm kinh nghiệm, đạt vị trí trưởng phòng và cao cấp hơn,  mức lương có thể tăng lên đáng kể, từ 10 đến 15 triệu/tháng.

Mức lương việc làm logistics bao nhiêu?

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học hấp dẫn với rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích cũng như những thông tin cần thiết về câu hỏi “Ngành Logistics thi khối nào?” vào mùa tuyển sinh sắp tới nhé.